“Không gian bếp – Không gian của yêu thương”. Không còn nghi ngờ gì nữa, nhà bếp là tâm điểm của bất kỳ ngôi nhà nào, bằng cách giữ cho tủ bếp của bạn được duy trì tốt, toàn bộ diện mạo bếp và ngôi nhà của bạn cũng sẽ thay đổi. Tuy nhiên, để vệ sinh bề mặt bếp sao cho đúng nhất là điều không hề dễ. Hãy để NYC Decor chia sẻ một số tips giúp bạn có một căn bếp sạch nhé.
Với mức độ bình dân, tủ bếp có thể được làm từ nhôm kính hoặc inox. Cao cấp hơn là các vật liệu gỗ công nghiệp phủ Laminate, màng PVC, Acrylic,… Ngoài ra, bề mặt tủ bếp còn có thể là chất liệu đá tự nhiên. Đây là những vật liệu thông dụng cho căn bếp hiện đại. Mỗi một chất liệu lại có những nét thẩm mỹ riêng. Nếu Laminate hay Melamine có nét vân gỗ sang trọng thì Acrylic tráng gương lại bóng bẩy, trẻ trung; đá tự nhiên thì sạch sẽ, hiện đại. Từng loại vật liệu lại có những cách vệ sinh riêng để giữ cho sản phẩm bền đẹp và luôn mới.
Sau đây là các cách vệ sinh cho từng loại bề mặt vật liệu tủ bếp.

1. Laminate, Melamine và ép màng PVC
Với ưu điểm là chịu được nhiệt độ cao, không lo mối mọt, nhóm vật liệu này khá dễ dàng để lau chùi. Chỉ cần dùng các chất tẩy rửa thông thường cho nhà bếp là có thể mang lại vẻ sáng bóng như mới. Tuy độ chống trầy xước của Laminate cao nhưng bạn vẫn nên sử dụng miếng vải mềm khi lau để đảm bảo an toàn nhất có thể.
Một lưu ý chung với nhóm vật liệu này, đó là: cần lau lại bề mặt bằng khăn khô nếu trước đó sử dụng khăn ướt cọ rửa bởi đây là nhóm vật liệu vân gỗ. Không nên sử dụng các chất tẩy rửa có tính axit mạnh hoặc làm ăn mòn bề mặt. Tránh dùng dấm hay chanh để lau chùi với nhóm vật liệu tủ bếp này.
2. Gỗ tự nhiên
Thông thường, chất liệu gỗ tự nhiên mang đến vẻ sang trọng và cảm giác chắc chắn. Tuy nhiên, nếu là tủ bếp, bạn sẽ mất công hơn một chút để bảo quản và vệ sinh đồ nội thất này. Để tăng thêm tuổi thọ cho bộ tủ bếp bằng gỗ tự nhiên, bạn nên giữ cho tủ luôn được khô ráo, tránh ẩm và dầu mỡ. Thường xuyên lau chùi bằng những chất tẩy dầu mỡ cho nhà bếp và sau đó lau lại bằng khăn khô.
Trong quá trình lau, bạn cần cẩn thận để tránh làm xước đi lớp sơn bảo vệ ở bên ngoài lớp gỗ. Không nên dùng khăn ướt quá để lau chùi. Vì nếu để tủ ngấm ẩm lâu ngày sẽ gây ra mục, mốc mối mọt, giảm tuổi thọ của tủ bếp.


3. Acrylic
Điểm yếu của vật liệu này chính là dễ bị trầy xước. Do đó, khi vệ sinh các tủ bếp làm từ acrylic, bạn cần lựa chọn một chiếc khăn lau mềm, loại tránh để lại vết xước càng tốt. Đặc biệt, chiếc khăn đó phải sạch để loại trừ những vết xước có thể được gây ra từ chính bụi bẩn. Lưu ý rằng không cần thiết phải lau khô với vật liệu acrylic.
Vật liệu này rất dễ làm sạch, do đó bạn có thể không cần dùng đến những chất tẩy chuyên dụng. Tuy nhiên, vì là tủ bếp nên thường bị bám dầu mỡ, bạn có thể dùng nước xà phòng để lau chùi. Tránh dùng nước xịt kính hay các sản phẩm tương tự vì có chứa dung môi làm mất độ bóng của vật liệu.
4. Kính
Với bề mặt này, việc vệ sinh nên được thực hiện bằng một chiếc khăn mềm, chống xước. Bạn có thể sử dụng các dung dịch xịt kính để làm sạch đi những vết dầu mỡ bám trên tủ. Việc lau lại bằng chiếc khăn khô là cần thiết để loại bỏ những giọt nước bám và giúp kính sáng hơn.


5. Đá
Đá là một trong những vật liệu dễ làm sạch nhất. Thông thường, bề mặt phía trên của tủ bếp dưới sẽ làm bằng đá. Đây là nơi để đồ khá tiện lợi của các bà nội trợ. Với chất liệu đá, bạn có thể tùy ý vệ sinh: từ việc dùng dung dịch tẩy rửa cho đến nước đều được. Tuy nhiên, để bảo vệ bề mặt khỏi bị trầy, tăng tuổi thọ thì bạn nên dùng khăn lau thay vì bàn chải nhé.
Tủ bếp là loại nội thất cần phải có độ bền cao do thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ, độ ẩm và dầu mỡ. Những vết bẩn này không được làm sạch ngay sẽ dính chặt và được bồi thêm hàng ngày. Vệ sinh đúng cách cho từng loại vật liệu là yếu tố quan trọng mang lại vẻ đẹp cho tủ bếp nhà bạn. Nắm được bí quyết rồi, bạn đừng quên lau chùi thường xuyên để giữ cho tủ bếp luôn đẹp và sạch sẽ nhé.